Lịch sử Praseodymi

Tên gọi praseođim có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp prasios nghĩa là xanh lục và didymos nghĩa là đôi, kép.

Năm 1841, Mosander đã tách ra loại đất hiếm didymi từ lantana. Năm 1874, Per Teodor Cleve kết luận rằng didymi trên thực tế là hai nguyên tố và năm 1879, Lecoq de Boisbaudran đã cô lập được một nguyên tố đất hiếm mới là samari từ didymi thu được từ khoáng vật samarskit. Năm 1885, nhà hóa học người Áo là nam tước Carl Auer von Welsbach đã tách didymi thành hai nguyên tố, là praseođim và neodymi, với các muối của chúng có màu sắc khác biệt.

Leo Moser (con trai của Ludwig Moser, người sáng lập ra Moser Glassworks ở khu vực ngày nay là Karlovy Vary, Bohemia, Cộng hòa Séc, không nhầm với Leo Moser, một nhà toán học) đã nghiên cứu việc sử dụng praseođim trong tạo màu thủy tinh vào cuối thập niên 1920. Kết quả là loại thủy tinh màu vàng-lục có tên gọi "Prasemit". Tuy nhiên, màu tương tự có thể thu được với các chất tạo màu có giá thành chỉ bằng một phần nhỏ giá thành của praseođim vào cuối thập niên đó, do vậy kính màu với chất tạo màu là praseodymi đã không phổ biến, chỉ một vài miếng đã được tạo ra và các mẫu kính này hiện nay là rất hiếm. Moser cũng pha trộn praseodymi với neodymi để sản xuất thủy tinh "Heliolit", được chấp nhận rộng rãi hơn. Sử dụng thương mại kéo dài đầu tiên của praseodymi, còn tiếp tục cho tới nay, là trong dạng thuốc màu vàng-da cam cho gốm sứ, tức "vàng Praseođim", là dung dịch rắn của praseodymi trong lưới tinh thể silicat ziriconi (ziricon). Thuốc màu này không có vết màu xanh lục trong nó. Ngược lại, khi có một lượng đủ cao thì thủy tinh praseodymi lại có màu xanh lục đặc trưng chứ không phải màu vàng thuần khiết.

Sử dụng các phương pháp chia tách kinh điển, praseođim luôn luôn là rất khó để làm tinh khiết. Ít phổ biến hơn so với lantan và neodymi mà từ đó nó được tách ra (xeri đã được loại bỏ bằng phản ứng ôxi hóa khử), praseođim cuối cùng bị phân tán trong một lượng lớn các phần nhỏ, và hiệu suất thu được của vật liệu tinh chế là rất thấp. R. J. Callow[3] đưa ra một hệ thống tinh chế sử dụng kết tinh nitrat amoni kép, bằng cách đó các nguyên tố đất hiếm trong monazit (trong các điều kiện trạng thái dừng, sử dụng việc tái chế thích hợp các phần nhỏ hỗn tạp) cung cấp 10% hàm lượng đất hiếm như là phần chứa 40% praseođim. Vào cuối thập niên 1950, Lindsay Chemical Division[4] của American Potash and Chemical Corporation, vào thời gian đó là nhà sản xuất lớn nhất các kim loại đất hiếm trên thế giới, đưa ra các muối praseodymi, được làm tinh khiết theo cách này, ở các cấp 30% và 45%. Rẻ nhất trong số này là các nitrat amoni kép, trực tiếp từ hệ thống tinh lọc: 30%: $6,30/lb. ($3,85/lb. cho các lượng 50-lb.) hoặc 45%: $8,20/lb. ($4,95/lb. cho các lượng 50-lb.)[4]. Mức giá cho 1 pao các ôxít tương ứng là 22,50 và 29,90 cho 2 cấp tinh khiết. Dây chuyền sản xuất này nhanh chóng bị biến mất từ các bảng giá và được thay thế bằng praseođim được tinh chế theo phương pháp trao đổi ion. Vào năm 1959, ôxít praseodymi 99% có giá ở mức $40/lb. và phẩm cấp 99,9% có giá $50 mỗi pao, hay tương ứng là 20 hay 25 US cents mỗi gam, khi mua lượng nhỏ.

Theo dòng lịch sử, praseođim từng là nguyên tố đất hiếm mà việc cung cấp nó đã từng vượt quá nhu cầu. Điều này đôi khi dẫn tới giá cả mua bán nó rẻ hơn cả của neođim, nguyên tố phổ biến hơn. Không mong muốn điều đó, phần nhiều praseođim đã được tiếp thị như là hỗn hợp với lantanxeri, hay "LCP" (viết tắt từ ba chữ cái đầu tiên trong tiếng Latinh để chỉ mỗi nguyên tố), để sử dụng thay thế cho các hỗn hợp các nguyên tố nhóm lantan truyền thống được tạo ra không quá đắt từ các khoáng vật monazit hay bastnaesit. LCP là những gì còn lại của những hỗn hợp như thế, sau khi neodymi mong muốn và tất cả các nguyên tố khác trong nhóm lantan nhưng nặng hơn, hiếm hơn và có giá trị hơn đã được chiết tách ra bằng chiết dung môi. Tuy nhiên, khi công nghệ tiến triển, praseođim đã tìm được khả năng kết hợp trong các nam châm neodymi-sắt-bo, do đó mở rộng việc cung cấp của neodymi có nhu cầu nhiều hơn. Vì thế, như là kết quả của điều này, LC bắt đầu thay thế dần cho LCP.